Tẩy da chết là phương pháp hiệu quả giúp bề mặt da thông thoáng, cải thiện tình trạng dầu mụn. Có nhiều cách tẩy da chết mà bạn có thể áp dụng, bao gồm phương pháp vật lý và hóa học. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về thao tác skincare quan trọng này.
Vai trò của tẩy da chết đối với da dầu mụn
Ở da dầu mụn: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, lấp đầy nang lông bằng dầu tiết. Đồng thời, dầu thừa cũng tràn lên bề mặt da. Tính nhờn dính làm tăng bắt bụi và cản trở quá trình loại bỏ các tế bào sừng đã mất chức năng. Cứ như thế, bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào chết bị dầu quện bết vào nhau, tích lũy trong các nang lông gây mụn.
Bít tắc nang lông là cốt lõi hình thành nên nhân mụn. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc tăng tiết bã nhờn kết hợp với sừng hóa cổ nang lông. Tẩy da chết giúp loại bỏ tế bào chết, các nút sừng, ngăn ngừa sự tích tụ dầu nhờn và cặn bẩn, cải thiện hiệu quả các vấn đề gặp phải ở da dầu mụn:
- Giảm mụn: Giảm thiểu sự hình thành nhân mụn
- Giảm xỉn màu da: Loại bỏ lớp tế bào chết tối màu và bã nhờn (màu vàng + bắt bụi)
- Giảm phì đại nang lông (lỗ chân lông to): Bề mặt da thông thoáng tạo điều kiện giải phóng nhờn bẩn khỏi nang lông.
- Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất: Dưỡng chất tiếp xúc gần hơn với lớp tế bào đích phía trong sẽ dễ dàng được hấp thu, hiệu quả đem lại cao hơn.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo da: Lớp tế bào chết bị bong tróc sẽ kích thích da tăng cường sản sinh ra các lớp tế bào mới thay thế.
Hướng dẫn tẩy tế bào chết hiệu quả
Để đạt hiệu quả tốt nhất, phương pháp tẩy tế bào chết phải đảm bảo khoa học và phù hợp với đặc điểm cụ thể của da.
- Trước khi tẩy tế bào chết: Làm ẩm và sạch da sẽ giúp các tế bào chết được dễ dàng loại bỏ hơn, hạn chế tổn thương và cảm giác đau rát.
- Trong khi tẩy tế bào chết: Nên dùng lực vừa phải, massage nhẹ nhàng theo vòng tròn xoắn ốc trên da có tác dụng tối ưu hóa hiệu quả
- Sau khi tẩy tế bào chết: Bù lượng ẩm mất đi bằng lottion, kem dưỡng thích hợp để ổn dịnh da, làm dịu và giảm kích ứng.
Tẩy da chết được chia làm hai phương pháp chính là tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học.
Tẩy da chết vật lý
Sử dụng tác động vật lý (chà xát) để làm bong tróc lớp tế bào sừng.
- Các dụng cụ hay sử dụng: Khăn vải thô, xơ mướp, bông tắm, bàn cải, đá bọt,…
- Một số dạng hạt có thể tham khảo: Đường, muối, bã hạt xay nhỏ (cà phê, macca,…), vi nhựa (không khuyến cáo do ảnh hưởng đến môi trường),… Các hạt này thường phân tán trong môi trường kết dính nhất định (kem, kaolin, mật ong,…) để dễ dàng xoa trên da và giảm thiểu ma sát quá mức. Chú ý: Hạt càng to và sắc cạnh thì nguy cơ gây tổn thương, kích ứng da càng cao.
Do quá trình ma sát có thể gây xước, vỡ các nốt mụn viêm nên da dầu đang bị mụn nên tránh tẩy da chết theo phương pháp này.
Tẩy da chết hóa học
Sử dụng tác động lột tẩy hóa học của các acid hydroxy/enzyme.
- AHA: Acid lactic (có nhiều trong sữa chua), Acid citric (có nhiều trong quả chanh), acid glycolic (có nhiều trong đường mía), Acid tartaric (có nhiều trong quả nho), Acid malic (có nhiều trong quả táo),… Đây là các hợp chất thân nước, làm sạch tốt bề mặt da và ít gây kích ứng, phù hợp hơn với da khô và da nhạy cảm.
- PHA: Thường gặp nhất là Gluconolactone và Acid lactobionic. Chúng có tác dụng tương tự AHA nhưng vì kích thước phân tử lớn nên ít thâm nhập vào lớp trong, ít gây kích ứng hơn AHA.
- BHA: Điển hình nhất là Acid salicylic. BHA hòa tan tốt trong dầu nên ngoài loại bỏ các nút sừng liên kết, nó còn cho khả năng rửa trôi dầu thừa, làm sạch sâu đến tận nang lông.
- LHA: Hay gặp Acid capryloyl salicylic. Đây cũng là một thành phần thân dầu tương tự BHA nhưng có pH gần với da hơn, ít gây kích ứng hơn.
- Enzyme: Enzyme lên men gạo Sake (Pitera),enzyme dứa (bromelain), enzyme đu đủ (papain), enzyme mật ong lên men. Đây là phân nhóm dịu nhẹ nhất, phù hợp với những làn da quá nhạy cảm.
Những sai lầm hay mắc phải khi tẩy da chết
Tẩy da chết đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc da dầu mụn. Tuy nhiên, một số sai lầm có thể gây phản tác dụng, da bị tổn thương và càng trở nên nhờn mụn hơn.
- Lạm dụng quá mức: Chỉ tẩy da chết 1-2 lần/tuần. Việc tẩy da chết tại nhà rất dễ thực hiện nên kiểm soát tần suất và mức độ hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Loại bỏ tế bào sừng quá thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến hàng rào bảo vệ da, làm da bị yếu đi. Trong khi đó, lực tác động mạnh sẽ gây chà xát quá mức khiến da bị tổn thương sâu.
- Lựa chọn sai loại tẩy da chết: Đặc điểm của mỗi loại da sẽ phù hợp với những loại tẩy da chết khác nhau. Dùng sai sản phẩm tẩy da chết nhẹ thì không đạt được hiệu quả mong muốn, nặng thì có thể gây ra các kích ứng, da bị sần đỏ, ngứa rát.
- Không làm sạch da trước khi tẩy da chết: Cặn bẩn và dầu nhờn trên da sẽ cản trở việc loại bỏ tế bào chết.
- Không dưỡng da ngay sau khi tẩy tế bào chết: Tác động bào mòn nhẹ lên lớp sừng da sẽ làm bộc lộ lớp tế bào non bên trong. Đồng thời da cũng mất đi 1 lượng ẩm nhất định. Do đó, cần “vỗ về” ngay lập tức bằng các hoạt chất dưỡng ẩm, làm dịu, ngừa viêm, tái tạo da như nicotinamid, allantoin, panthenol, acid hyaluronic,…
- Chỉ tẩy da chết cho mặt: Bất kể vùng da nào cũng sẽ có lớp sừng bong tróc khiến da bị tối màu và kém mịn màng. Để có một diện mạo hoàn hảo, cần lưu tâm đến cả tẩy da chết môi và tẩy da chết body. Nếu thực hiện định kỳ, môi sẽ mềm mượt, dễ bắt son hơn. Trong khi đó, body cũng trơn mịn, giúp bạn trở nên tự tin, quyến rũ hơn rất nhiều.
Bộ dược mỹ phẩm trị mụn và viêm nang lông Freeskin chứa thành phần Acid salicylid 2%, nhẹ nhàng lấy đi lớp tế bào chết, giúp da sạch thoáng, hạn chế hình thành nhân mụn. Bên cạnh đó, công thức kết hợp Nicotinamide và Allatoin giúp chống viêm và làm dịu da, hạn chế kích ứng và thúc đẩy quá trình tái tạo da hiệu quả.